Hoạt động trải nghiệm qua môn Công nghệ của thầy và trò trường THPT Chuyên Ngoại ngữ

Trong hai ngày 17 và 18/01/2019, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐHNN – ĐHQGHN đã tổ chức thành công hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo 2 đợt đầu tiên môn Công nghệ cho 400 trên tổng số 820 học sinh khối 10 tại Khu sinh thái công nghệ cao Thung Lũng Ngọc Linh – Thạch Thất – Hà Nội.

Thực hiện chủ trương đổi mới giáo dục trên cơ sở áp dụng những tiến bộ của thời đại về khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội, trường THPT Chuyên Ngoại ngữ đã chủ động xây dựng chương trình học theo hướng trải nghiệm sáng tạo, giúp người học “học cách học” suốt đời chứ không chỉ là “truyền giảng kiến thức”.

Để đảm bảo cho chất lượng giảng dạy và học tập, chương trình trải nghiệm sáng tạo môn Công nghệ lớp 10 được chia thành 4 đợt vào các ngày: 17/01,18/01, 21/01 và 22/01/2019. Trước “ngày trải nghiệm”, các em học sinh đã được cung cấp những kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học và tạo lập doanh nghiệp trên lớp.

Trong cả hai đợt, các em học sinh thể hiện sự hào hứng với chuyến đi bằng việc tập trung và ổn định lớp rất nhanh để xe có thể khởi hành trước thời gian quy định.

Các xe đã sẵn sàng khởi hành trước thời gian quy định

Điểm đến là Khu sinh thái công nghệ cao Thung lũng Ngọc Linh, Thạch Thất, Hà Nội. Với diện tích 40.000m2, Khu sinh thái được lắp đặt theo công nghệ Nhật Bản bao gồm: khu trồng rau thủy canh 3 tầng – nơi sản xuất được những loại rau vừa là dược liệu quý để chữa bệnh, vừa bổ dưỡng cho sức khỏe con người lại có giá trị kinh tế cao như sâm đất, rau mát gan (thải độc gan của đồng bào Dao), cải sâm Nhật Bản – và khu sản xuất tảo tươi X.Spirulina – một loại tảo đứng đầu bảng trong việc thải độc phóng xạ.

Khu công nghệ sinh học trong Thung Lũng Ngọc Linh

Tại đây, học sinh được các chuyên gia kỹ thuật được giới thiệu về công nghệ trồng rau thủy canh, công nghệ sản xuất tảo X.Spirulina và các chế phẩm từ tảo.

Tiến sĩ Trịnh Đức Cường giới thiệu về công nghệ sinh học

Trong chuyến trải nghiệm này, học sinh đặc biệt hứng thú với công nghệ sản xuất trứng gà đông trùng hạ thảo không cholesterol xấu và có chứa chất phòng chống ung thư. Thức ăn cho gà là giá thể Codycep có chứa 8 loại dưỡng chất đặc biệt quý hiếm, trong đó có 2 hoạt chất quý nhất là Cordycepin và Adenosin – thành phần chính trong đông trùng hạ thảo (một loại nấm ký sinh trên con sâu để phát triển, mùa đông giá lạnh, chính loại nấm này đã giết chết con sâu, để mùa hè trở thành cây cỏ và cứ luân hồi như vậy). Cứ 5 ngày gà mới đẻ 1 quả trứng, đây là khoảng thời gian cần và đủ để gà hấp thụ loại thức ăn bổ dưỡng nói trên nên hàm lượng Cordycepin trong trứng gà chiếm tới 40-60% PPM; đặc biệt hơn, nó còn loại bỏ được cholesrerol xấu trong lòng đỏ trứng gà


Trứng gà đông trùng hạ thảo không cholesrerol xấu và có chứa chất phòng chống ung thư

Trên cơ sở tiếp cận công nghệ sinh học, học sinh đã được chủ doanh nghiệp chia sẻ về ý tưởng khởi nghiệp, truyền cảm hứng kinh doanh và sự lựa chọn công nghệ trong kinh doanh ở thời đại 4.0

Giao lưu giữa GĐ doanh nghiệp – Tiến sĩ Trương Cao Sơn với các em học sinh

Bữa trưa của học sinh Chuyên Ngoại ngữ trong chuyến đi này chính là các món ăn được làm từ nguyên liệu sạch, nuôi trồng tại chính khu sinh thái.

Bữa trưa của học sinh tại Thung Lũng Ngọc Linh

Buổi chiều các em học sinh đi tham quan các khu vực kỹ thuật trong Thung lũng.

Khu trồng rau thủy canh

Khu nuôi trồng tảo

Khu nuôi gà đông trùng hạ thảo

Sau buổi tham quan khu nuôi trồng, học sinh được trực tiếp quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi dịch nuôi Tảo X. Spirulina và tự tay tháo lắp mô hình Thuỷ canh thu nhỏ để nghiên cứu và hoàn thành sản phẩm báo cáo. 

0Học sinh quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi

và tháo lắp mô hình thủy canh thu nhỏ

Trong suốt chuyến đi, học sinh đã thể hiện sự yêu thích và hứng khởi, cũng như có động lực mạnh mẽ đối với việc học tập môn Công nghệ theo hình thức mới: từ việc chuẩn bị chu đáo các mẫu phiếu báo cáo học tập, đến việc sôi nổi đặt câu hỏi cho các chuyên gia, chủ động quan sát và phỏng vấn những cán bộ nhân viên của khu công nghệ để có thể hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao.

Một bạn nam đang lưu lại tư liệu thực tế

Một bạn nữ đang hoàn thành nhiệm vụ cá nhân

Một nhóm học sinh đang làm việc hăng say giữa vườn hồng

Học sinh CNN trở thành phóng viên phỏng vấn giám đốc doanh nghiệp

Những thành công ban đầu của hoạt động học tập trải nghiệm sáng tạo đối với môn Công nghệ 10 của trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ đã khẳng định hướng đi đúng đắn của nhà trường trong bối cảnh cải cách giáo dục và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có xu hướng lan ra toàn cầu như hiện nay. Hy vọng rằng các em học sinh đã tiếp thu được những điều bổ ích trong mỗi chuyến đi, để được biết thêm về cuộc sống đầy phong phú và màu sắc này. Người ta nói “Trăm nghe không bằng mắt thấy”, và học sinh CNN đã có những kiến thức thực tế để bồi đắp cho những bài học sau này.

Bài viết: Lê Nga – giáo viên Công nghệ

Biên tập: Bích Đào – FLSS Media

Một số hình ảnh khác trong chuyến đi:

Tập thể lớp 10G1 – Đợt 1

Tập thể lớp 10G2 – Đợt 1

Tập thể lớp 10G3 – Đợt 1

Tập thể lớp 10H – Đợt 1

Tập thể lớp 10D1 – Đợt 2

Tập thể lớp 10C1 – Đợt 2

Hình ảnh lớp 10C2 – Đợt 2

Tập thể lớp 10D2 – Đợt 2

Tập thể lớp 10B1 – Đợt 2